Ở lĩnh vực BĐS công nghiệp, M&A cũng xảy ra ấn tượng khi Tập đoàn Logos Property của Úc đã đầu tư 350 triệu đô la Mỹ cho thương vụ liên doanh bất động sản logistics để thâm nhập thị trường Việt Nam, "gã khổng lồ" kho bãi châu Á là GLP lên kế hoạch hợp tác với SEA Logistic Partners Việt Nam, Tập đoàn SLP ra mắt liên doanh 1,5 tỷ đô la Mỹ tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty Mirae Asset Daewoo Co và Naver Corporation của Hàn Quốc đã đầu tư 37 triệu đô la Mỹ vào một nhà kho ở trung tâm logistics LogisValley ở tỉnh Bắc Ninh.
Trong năm 2020 vừa qua hàng loạt dự án hạ tầng lớn đã tác động trực tiếp đến diễn biến thị trường BĐS tại nhiều đô thị từ Lạng Sơn, Hải Phòng. Bắc Ninh, Lâm Đồng...đến Bình Dương, Tây Ninh, TPHCM. Cụ thể vào hồi tháng 4, TPHCM khởi công xây dựng 13 dự án hạ tầng giao thông lớn với tổng vốn đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng tạo động lực cho BĐS khu vực phía Đông và phía Tây TPHCM phát triển. Tiếp đó, tháng 8, Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư là cao tốc Cao Bằng - Lạng Sơn dài 115km mở ra sự quan tâm của nhà đầu tư, doanh nghiệp BĐS đối với hai tỉnh miền núi này.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjuLWTHiWteucSL8iXzO-LvRJbGM3SPdvzgVDj4sgGG5Neb3WZfsEk2TxStGxmjsFF0vX7FrPWOMVg5SJTNbabQwvoX2CH9I8rvLjPrZgs2WlncQuAXp9BHJ7B0Potq-6eodM5LHKFIEg8/w640-h360/anh-so-6-ha-tang-giao-thong-16093211140411698861872.jpg)
Tháng 10, cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được phê duyệt nghiên cứu đầu tư đã ngay lập tức tác động lên thị trường BĐS Bảo Lộc khiến mức độ quan tâm đất nền tại đây tăng đột biến lên đến 55%. Tương tự như Bảo Lộc, BĐS tại Thủy Nguyên Hải Phòng cũng tăng đột biến trong tháng 11 khi Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đồng ý về chủ trương xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên. Ngoài ra, việc khởi công đường 6 làn xe Bình Dương -Tây Ninh khiến thị trường đất nền tại Bình Dương và Tây Ninh tăng giá.
Lẽ chưa khi nào thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng lại đối mặt với nhiều khó khăn, khốc liệt như năm 2020. Đại dịch Covid-19 đã khiến thị trường suy giảm nghiêm trọng, mọi kế hoạch của các doanh nghiệp bị đảo lộn, thị trường lao dốc. Công suất lấp đầy ở mảng khách sạn chỉ ở ngưỡng 25%. Phân khúc Condotel gần như đóng băng, 2/3 sản phẩm chào bán không phát sinh giao dịch.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, có 2 lý do chính khiến BĐS du lịch, nghỉ dưỡng lao dốc theo chiều thẳng đứng. Đầu tiên là niềm tin của nhà đầu tư vẫn bị rung lắc dữ dội sau cú "sốc" vỡ trận Cocobay. Tiếp đến là đại dịch Covid-19, khiến lượng du khách quốc tế tới Việt Nam giảm mạnh, đồng thời khiến lực cầu thuê phòng, khách sạn giảm tương ứng. Ngay trong thời điểm hiện tại, dù Việt Nam kiểm soát đại dịch rất tốt, nhưng cả thế giới vẫn đang đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh thứ 2 nên thị trường BĐS nghỉ dưỡng vấn tiếp tục trầm lắng.
2020 là năm chứng kiến hàng loạt vụ lừa đảo bất động sản ngày càng tinh vi. Các đối tượng này lập ra công ty môi giới bất động sản. Sau đó hợp tác với một vài chủ đầu tư hoặc người có đất bằng nhiều hình thức khác nhau như mua đất nông nghiệp, ký giấy đặt cọc mua đất, hợp đồng hợp tác… rồi vẽ ra các "dự án ma" nhằm chiêu dụ khách hàng giao dịch trên giấy và thu tiền. Không chỉ vẽ dự án "ma", một số đối tượng "cò đất" dưới danh nghĩa là đơn vị phân phối với chiêu thức cam kết lợi nhuận cao, "vẽ" ra hàng loạt tiện ích, quảng cáo sai sự thật để dụ khách hàng mua đất nền giá rẻ tại nhiều khu vực như Bình Dương, TPHCM, Hòa Lạc (Hà Nội)...
Chỉ tính riêng tại TPHCM, cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam hàng chục giám đốc các sàn giao dịch BĐS để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" như Trương Tuấn Em Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Eagle Land; Hoàng Mạnh Cường Tổng giám đốc Công ty Phát An Gia; Huỳnh Thị Hạnh Phúc Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng địa ốc Thiên Ân Phá; Nguyễn Thị Diệu Thúy Giám đốc Công ty Tiên Phong Land...PC03 cũng cho biết đang điều tra sai phạm liên quan đến Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và dịch vụ bất động sản Vũ Gia Phát và Công ty cổ phần Bất động sản Việt Á Châu.
Trong bối cảnh khan hiếm quỹ đất tại TPHCM và Hà Nội, hàng loạt ông lớn bất động sản đang ồ ạt nhập cuộc đua viễn chinh về các tỉnh để phát triển những dự án siêu khủng với quỹ đất bỏ túi lên đến hàng trăm ha. Điển hình như Novaland với 4 dự án hàng nghìn ha trở lên ở Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tập đoàn Hưng Thịnh, vài năm gần đây cũng dạt về Đồng Nai, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu để mở rộng thị phần khi các quỹ đất dự án. Nam Long dành 2.000 tỷ đồng mỗi năm để săn thêm đất ở Long An, Đồng Nai, Hải Phòng. Ở phía Bắc, những tên tuổi lớn như Sungroup, Vinhomes cũng đang tiến về Hòa Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng….
Không chỉ dạt về các tỉnh, năm 2020 cũng là năm chứng kiến làn sóng Bắc tiến mạnh mẽ của các doanh nghiệp phía Nam. Một trong những "viên gạch" đầu tiên của Hưng Thịnh ở Hà Nội là dự án Chung cư Lakeside Hưng Thịnh tại Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội. Masteries Group cũng đã thâu tóm xong nhiều tòa chung cư nằm trong 2 đại đô thị của Vinhomes tại Tây Mỗ - Đại Mỗ và Gia Lâm, Long Biên. Cùng với đó, Phú Mỹ Hưng chuẩn bị đầu tư dự án tại Hòa Bình, Phú Long đang lên kế hoạch bung hàng dự án Splendora Nam An Khánh.
Đầu tiên là nghị định số 25 được ban hành tháng 2/2020 quy định, giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu sẽ được triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu đất. Đến tháng 4, chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 41 gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền. Bước sang tháng 7, thông tư 21 của Bộ Xây dựng quy định diện tích tối thiểu căn hộ chung cư không nhỏ hơn 25m2 bắt đầu có hiệu lực đã tạo lực đẩy cho thị trường căn hộ.
Thời điểm cuối năm 2020, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 164 tháo gỡ pháp lý cho các dự án bất động sản. Đặc biệt, khi nghị định 148 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai có hiệu lực từ 8/2/2021 với nội dung quan trọng về việc giải cứu hàng nghìn dự án có đất xen kẹt được kỳ vọng sẽ gỡ bỏ nút thắt thiếu hụt nguồn cung, "thổi làn gió mới" vào thị trường bất động sản.
LIÊN QUAN TỚI BẤT ĐỘNG SẢN
Luật sư giải thích ký hiệu các loại đất (LUC, ONT, ODT, CLN, TMD...) trên bản đồ địa chính
Đất trồng lúa là gì? Có được chuyển nhượng? Lên thổ cư không?
Đất vườn là gì? Có xây được nhà? Thủ tục chuyển sang thổ cư?
Đất nuôi trồng thủy hải sản là gì? Có được chuyển đổi không?
ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN LÀ GÌ? QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT Ở NÔNG THÔN (ONT)
Đất ở tại đô thị là gì? Quy hoạch, thời hạn sử dụng, giá đền bù 2020
Đất sản xuất kinh doanh là gì?
Đất thương mại dịch vụ là gì? Đất thương mại có được cấp sổ đỏ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét